Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi theo Quy định của Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi năm 2017)

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi được quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017)

Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi.

1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Bình luận

1.Hành vi đánh tráo trẻ em là hành vi tráo đổi trẻ em này bằng trẻ em khác một cách bất hợp pháp bằng bất kì  thủ đoạn nào. Việc  đánh tráo này thường xảy ra trong xảy ra trong các nhà hộ sinh, khi đứa trẻ  sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: Mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại.  Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do thầy thuốc, nhân viên y tế trong bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc  do người khác thực hiện một cách bất hợp pháp. Quy định mới tại Điều 152 của Bộ luật hình sự 2015 đã dựng nên một hành lang pháp lí chặt chẽ góp phần hạn chế dần tình trạng đánh tráo trẻ sơ sinh gây  bức xúc trong lòng dân chúng suốt thời gian  qua.

  1. Các yếu tố cấu thành tội đánh tráo trẻ dưới 01 tuổi

Đối với tội đánh tráo trẻ em. Được thể hiện qua hành vi lén lút tráo trẻ em này lấy trẻ em khác( như tráo con mình lấy con người khác hoặc tráo con của người này với co của người khác). Trên thực tế hành vi đánh tráo trẻ em thường chỉ được thực hiện đối với trẻ sơ sinh, ở những nơi là nhà hộ sinh, bệnh viện. Thông thường là đối với bé trai lấy bé gái hoặc ngược lại. hoặc đổi trẻ dị tật lấy trẻ lành lặn, khỏe mạnh.

Việc đánh tráo trẻ  có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kì hình thức nào thì người có một trong các hành vi trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.

+ Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán, đánh traó, chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

* Khách thể: Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

* Mặt chủ quan:

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ thực hiện hành vi mua bán đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung  tăng nặng, lượng hình.

* Chủ thể:  Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

  1. Khung hình phạt

Mức phạt của tội này được chia thành hai khung cụ thể như sau:

– Khung một (Khoản 1)

Có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 . Được áp dụng với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung 2 (Khoản 2)

Có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

+ Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ 07 đến 12 năm:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ tái phạm nguy hiểm;

– Hình phạt bổ sung

Ngoài việc áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị:

+ Phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

            Nội dung được trích dẫn từ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017). Tác giả: TS. Trần Văn Biên TS. Đinh Thế Hưng; tr186.