Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

(Ảnh minh họa - Nguồn: Hocluat.vn)

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự (trong giai đoạn xét xử) là cách thức tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án của Thẩm phán, Hội thẩm.

 

Mục lục:

  1. Đọc, nghe, nhìn tài liệu
  2. Ghi chép, đánh dấu tài liệu
  3. So sánh, đối chiếu tài liệu
  4. Phân tích tài liệu

 

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Thẩm phán, Hội thẩm đều có những cách thức riêng để nghiên cứu hồ sư vụ án. Tuy nhiên, từ thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự tại Tòa án, có thể rút ra các cách  thức cơ bản nghiên cứu hồ sơ vụ án sau đây:

1. Đọc, nghe, nhìn tài liệu

Đọc tài liệu, được áp dụng đối với tài liệu viết hoặc hình ảnh có chụp chữ viết.

Khi đọc tài liệu cần đọc chậm, đọc kỹ vầ đọc nhiều lần cùng một tài liệu. Cần thiết có thể gạch dưới những câu, chữ hoặc đoạn văn cần chú ý.

Không đọc qua loa tài liệu vì có thể sẽ không hiểu hết ý nghĩa của câu, chữ trong tài liệu hoặc bỏ sót những nội dung trong tài liệu.

Đối với những tài liệu mà chữ viết xấu hoặc khó hiểu thì cần mời người cung cấp tài liệu giải thích rõ.

Đối với những tài liệu là bản photo mà chũ viết mờ thì cần đoií chiếu với bản gốc để hiểu chính xác nội dung viết.

Nghe tài liệu (thường là nghe các thiết bị âm thanh như băng, đĩa ghi âm và các thiết bị điện tử khác)

Khi nghe các tài liệu ghi âm cần kèm theo văn bản ghi chi tiết nội dung (thương là giọng nói) gồm :

  • Thời gian diễn ra sự kiện.
  • Những người (nhân vật) tham gia sự kiện.
  • Nơi diễn ra sự kiện.
  • Nội dung cuộc trao đổi (nói chuyện) trong băng, đĩa ghi âm.

Sau khi nghe tài liệu ghi âm (kết hợp với đọc văn bản ghi nội dung), nếu nghe thấy khó hiểu hoặc không rõ thì yêu cầu người cung cấp tài liệu giải thích.

Thực chất việc nghe tài liệu là kết hợp nghe và đọc.

Nhìn tài liệu (hình ảnh, đĩa ghi hình, băng ghi hình và các thiết bị điện tử ghi hình khác) hoặc hiện vật.

Trong vụ án hình sự nhiều trường hợp người tham gia tố tụng cung cấp tài liệu là hình ảnh hoặc vật chứng để chúng minh. Do vậy việc nhìn tài liệu hoặc hiện vật là cần thiết không được xem nhẹ.

Việc nhìn tài liệu hoặc hiện vật cũng cần kết hợp với việc đọc tài liệu để có thể hiểu được ý nghĩa, gái trị cảu hình ảnh hoặc hiện vật.

2. Ghi chép, đánh dấu tài liệu

Một Thẩm phán có thể trong cùng một thời gian (như trong một tháng) phỉa nghiên cứu giải quyết nhiều hồ sơ và có những hồ sơ phức tạp, trong đó có số lượng tài liệu lớn (thậm chí có hồ sơ vụ án có hàng nghàn tài liệu). Vì vậy, ghi chép, đánh dấu tài liệu giúp nâng cao hiệu quả nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án.

Việc ghi chép là ghi những thông tin cần chú ý khi đọc tài liệu như tên tài liệu,  số bút lục và những thông tin cần thiết để có thể dễ dàng tra cứu hồ sơ.

Việc đánh dấu tài liệu muc đích để dễ dàng tìm kiems tài liêu trong hồ sơ hoặc nột nội dung cụ thể  nào đó trong một tài liệu trong hồ sơ. Việc đánh dấu có thể là gạch dưới, khoanh dấu tròn số thứ tự ở đầu dòng hoặc tô đoạn chữ trong tài liệu bằng bút màu.

3. So sánh, đối chiếu tài liệu

So sánh, đối chiếu tài liệu so sánh, đói chiếu giữa tài liệu này với tài liệu khác hoặc giữu tài liệu gốc (bản chính) với tài liệu được sao chép lại.

Việc so sánh, đối chiếu tài liệu giá đánh giá chính xác nội dung cảu tài liệu, cũng như để phát hiện các mâu thuẫn trong nội dung của tài liệu.

Ví dụ 1: So sánh, đối chiếu các biên bản ghi lời khai của hai nhân chứng đã phát hiện lời khai của các nhân chứng có mâu thuẫn nhau.

Ví dụ 2: So sánh, đối chiếu giữa các biên bản hỏi cung của bị cáo (bị cáo có nhiều biên bản ghi lời khai) thì phát hiện nội dung trong các biên bản hỏi cung trong các biên bản có mâu thuẫn với nhau.

4. Phân tích tài liệu

Về mặt logic thì phân tích tài liệu là một thao tác tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được phân công,mà trong đó phân tích tài liệu chỉ là một trong nhiều thao tác tư duy cần có trong quá trình.

Trên cơ sở phân tích tài liệu mới có thể làm bộc lộ (hay thấy rõ) được nội dung của tài liệu, của hồ sơ vụ án  cũng như thấy rõ được bản chất củ sự việc.

Ví dụ : Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Thảm phán phát hiệ tài liệu cơ quan điều tra thu thập có dấu vết bị cạo sửa nội dung.

Trong trường hợp này cần phân tích như sau :

  • Vết cạo sửa nội dung do ai thực hiện?
  • Mục đích cạo sửa để làm gì và có lợi cho người cạo sửa hay không?
  • Nội dung đã bị cạo sửa như thế nào?
  • Có cần thiết phải giám định hay không?

Nhưu vậy, đã có ít nhất bốn vấn đề cần phân tích xung quah tài liệu do Cơ quan điều tra thu thập.

Với những vụ án hình sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì việc phân tích tài liệu, phân tích hồ sơ không đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và công sức.

Tuy nhiên đối với những vụ án phức tạp thì việc phân tích đòi hỏi phải thấu đáo, chi tiết, và mất nhiều thời gian.

(Nội dung được trích dẫn tại cuốn Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự – Luật gia : Nguyễn Ngọc Điệp trang 41-42)