Bình luận về nguyên tắc suy đoán vô tội tại BLTTHS 2015

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

Một điểm mới trong Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 đáng lưu tâm và rất ý nghĩa đi theo tính nhân quyền đi theo đúng bản chất xã hội do nhân dân vì nhân dân và đi theo xu hướng chung của thế giới đó là nguyên tắc “Suy đoán vô tội”. Cùng với đó Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì bản chất đã mang tính nhân quyền tuy nhiên chưa được quy định thành một điều riêng biệt. Cho đến khi BLTTHS 2015 ra đời thì nguyên tắc này đã được triển khai cũng như được quy định độc lập tại Điều 13 BLTTHS 2015:

 

Tại Điều 13 (luật Tố tụng hình sự 2015): Suy Đoán Vô Tội:

 

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành Tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội

 

Bình luận:

1. Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lí hiện đại. Ngày nay, nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều nhà nước coi là nguyên tắc của Tố tụng hình sự, được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lí trong việc bảo vệ quyền con người. Nguyên tắc này đã được công nhận trong tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hợp quốc, đó là: ” bất kì người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi có lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó “. Pháp luật Tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận nguyên tắc trên và qua nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc của Tố tụng hình sự của quốc gia mình.

2.Nguyên tắc này có nội dung sau đây: Người bị buộc tội (người bị giữ, bị can, bị cáo) chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội đã có hiệu lực của tòa án. Ở đây, khẳng định chỉ có tòa án mới có quyền tuyên một người nào đó phạm tội và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với họ. Khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án thì người bị giữ, bị can, bị cáo, vẫn chưa bị coi là có tội và không được đối xử với họ như là người đã có tội.

– Trách nhiệm chứng minh tính có lỗi của người bị buộc tội thuộc về cơ quan tiến hành Tố tụng hình sự. Người bị buộc tội không buộc phải chứng minh mình là vô tội.

– Tất cả các nghi ngờ đều được giải thích theo hướng có lợi cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can ,bị cáo, đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo, phỉa được giải thích theo hướng có lợi cho họ.

– Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự được coi là có lỗi trong  trường hợp, nếu trong quá trình xét xử chứng minh được lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm.

(Nguồn: Được trích từ  Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, điều 13, trang 14. của TS. Trần văn Biên – ThS. Đinh Thế Hưng).