So với BLDS 2005, bên cạnh các chủ thể được giám hộ: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, BLDS 2015 đã ghi nhận thêm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng là người được giám hộ. Đây được coi là một điểm mới có giá trị trong chế định giám hộ của BLDS 2015, thể hiện được tính bao quát các trường hợp người được giám hộ, góp một phần bảo vệ tốt hơn các chủ thể là người yếu thế trong cách giao dịch dân sự.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” (khoản 1 Điều 23 BLDS 2015).
Do vậy, đối tượng là người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự thì bắt buộc phải có người giám hộ. Nhưng đối với người chưa thành niên theo luật định từ đủ 15 tuổi trở lên và người có khả năng trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không bắt buộc phải có giám hộ. Quy định này phù hợp về logic bởi lẽ đối với người chưa thành viên theo luật định từ 15 tuổi trở lên và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì họ được quyền tự xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép tự mình thực hiện không cần thông qua người đại diện. Đối với đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì họ có quyền lựa chọn người giám hộ cho mình. Đây là quy định thể hiện rõ nét sự tôn trọng ý chí của người giám hộ trong điều kiện họ vẫn làm chủ được hành vi của mình, đồng thời cũng thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp với mong muốn thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp với mong muốn thể hiện ý chí của chủ thể tham gia vào quan quan hệ dân sự: “Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu” (Khoản 2 Điều 46 BLDS 2015).
(Nội dung trên được trích từ Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 – TS. Nguyễn Minh Tuấn tr.121 – 122)