Thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, thủ tục đăng ký doanh nghiệp hiện nay được ghi nhận chủ yếu trong Luật doanh nghiệp năm 2014, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT). Thủ tục thành lập doanh nghiệp về cơ bản có thể tóm tắt như sau:

Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

Việc nộp hồ sơ có thể được tiến hành theo một trong hai cách: nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc đăng ký qua mạng điện tử.

Trường hợp đăng ký trực tiếp: người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký daonh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí tại phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: người thành lập daonh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ giống với hồ sơ bằng văn bản giấy (được chuyển sang văn bản điện tử). Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và nộp lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ giống với hồ sơ bằng văn bản giấy (được chuyển sang văn bản điện tử). Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy  chứng nhận đăng ký daonh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:(1) Nghành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; (2) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật; (3) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; (4) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chúng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau  đây: (1) Ngành , nghề kinh doanh; (2) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có tư cách chủ thể kinh doanh và được tiến hành các hoạt động nhân danh doanh nghiệp. Đối với những nghành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh những nghành, nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

Trước khi doanh nghiệp được đăng ký thì thành viên sáng lập hoặc người đaih diện theo ủy quyền của nhóm thành viên sáng lập có thể ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đươc thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Nếu doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng hoàn toàn hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phục lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).

+ Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực các nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP. Đối với công dân Việt Nam là Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Đối với người nước ngoài là Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

+ Can kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội) theo Biễu mẫu 1 Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT.

+ Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của donah nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền  phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực các nhân theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp  và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho các nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

Văn bản ủy quyền thep quy định của pahps luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

 

(Nội dung được trích dẫn cuốn Giáo trình kỹ năng tư vấn thành lập và quản trị doanh nghiệp- Phạm Thị Huyền Sang, trang 33-36 – NXB: Đại Học Vinh)