Bình luận khoa học về tội dụ dỗ, ép buộc, hoặc chưa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với 02 người tr lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;

d) Chứa chấp, rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Bình luận:

1. Dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động xúi giục, đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực đối với người chưa đủ 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người  chưa đủ 18 tuổi phạm pháp.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

*khách thể của tội phạm

– Tội phạm xâm phạm vào chế độ giáo dục chăm sóc và bảo vệ những người chưa thành niên xâm phạm vào trật tự an toàn xã hội.

– Người chưa thành niên nói trong điều luật là người dưới 18 tuổi, là người chưa phát triển toàn diện về thể chất, tâm sinh lý và đang trong quá trình hình thành nhân cách, cần được chăm sóc, giáo dục để họ phát triển lành mạnh. Hành vi dụ dỗ ép buộc, chứa chấp người chưa thành niên, đưa người chưa thành niên vào con đường phạm tội.

*Mặt khách quan của tội phạm

– Tội phạm được thể hiện nói trong hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.

+ Rủ rê, dụ dỗ lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi dục người chưa 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa;

+ Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội;

+ Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.

*Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được người mà mình dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp là những người chưa thành niên phạm pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi vi động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

*Chủ thể phạm tội

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

(Nội dung được trích dẫn từ: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 – TS Trần Văn Biên. TS Đinh Thế Hưng).