Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác được quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều…. BLHS 1999. 

 

Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quyđịnh tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Bình luận

1. Khái niệm

Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là hành vi khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc tuy có cấp phép nhưng thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, phê chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây thiệt hại cho tình mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc , cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.

* Mặt khách quan của tội phạm

– Tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hặc dịch vụ y tế khác, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Vi phạm qui định về khám bệnh, chữa bệnh như hành nghề mà không có giấy phép, trái với khả năng chuyên môn.

+Vi phạm các qui định về sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác như: không có trình độ, bằng cấp về dược học, y học, không đảm bảo qui trình sản xuất pha chế, cấp phát cũng không như bán thuốc theo qui định của nhà nước, pha chế thuốc không đúng công thức, liều lượng, cấp thuốc không có đơn chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thực hiện những công việc trái với qui tắc nghề nghiệp.v.v..

+ Khám chữa bệnh và các loại thuốc ở đây bao hàm cả đông y và tây y, bằng thuốc tây y, thuốc bắc, thuốc nam, phẫu thuật chụp X quang, laser, siêu âm, bắt mạch, kê đơn v.v

– Nếu vi phạm vào việc quản lý các loại thuốc gây nghiện thì xem xét trách nhiệm hình sự theo điều 201 Bộ luật hình sự. Hậu quả là yếu tốc bắt buộc của tội phạm này, cụ thể hành vi vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

+ Làm chế 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lê tổn thương cơ thể 61% trở lên.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

* Mặt chủ quan của tội phạm

– Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

* Chủ thể của tội phạm

– Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.

(Nội dung được trích dẫn từ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 – TS. Trần Văn Biên – TS. Đinh Thế Hưng, trang 495 -496-497)