Bình luận về tội bức cung theo quy định của BLHS 2015

Chia sẻ nếu thấy nội dung này hữu ích

Tội bức cung được quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

Điều 374. Tội bức cung

1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Dn đếnlàm sai lệch kết quả khỏi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bức cung tự sát;

b) Dđến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm người bị bức cung chết;

b) Dn đến làm oan người vô tội;

c) Dn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

 

Bình luận

1. Bộ luật hình sự năm 2015 mở rộng phạm vi chủ thể tội phạm so với Bộ luật hình sự năm 1999: Chủ thể của tội bức cung là “nguời nào trong hoạt động tố tụng”

2. Dấu hiệu pháp lý của tội bức cung

a. Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là bất kỳ người nào trong hoạt động tố tụng, cụ thể nhất là người có trách nhiệm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

b. Hành vi khách quan và hậu quả:

+ Hành vi của tội này là hành vi cưỡng ép người bị thẩm vấn phải khai sự thật. Người bị thẩm vấn ở đây có thể là bị can, bị cáo hoặc người làm chứng hoặc người bị hại. Người phạm tội đã dùng những thủ đoạn khác nhau tác động đến ý chí của những người này để buộc họ phải khai không đúng với sự thật và trái với ý muốn của họ.

+ Hậu quả của hành vi nói trên đó là dẫn tới người bị thẩm vấn đã khai sai và do vậy gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là hậu quả xử sai một cách nghiêm trọng (oan hoặc bỏ lọt , xử phạt quá nặng hoặc xử phạt quá nhẹ….) hoặc có thể bắt giam người sai…

c. Yếu tố lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

d. Hình phạt:

Có 3 khung hình phạt:

– Khung cơ bản có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

– Khung tăng nặng thứ nhất là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả rát nghiêm trọng.

– Khung tặng thứ hai có mức phạt từ 5 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung bắt buộc cho tội này là cấm đảm nhiệm chức vụ.

3. Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 quy định hành vi bức cung phải gây hậu quả nghiệm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đến Bộ luật hình sự năm 2015 thì chỉ cần người tiến hành tố tụng có dấu hiệu “ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc” không xét đến hậu quả cũng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là một điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

4. Hình phạt liên quan đến tội này đã có sự thay đổi, cụ thể và nghiêm khắc hơn. Khung hình pahtj cao nhất lên đến tù chung thân chứ không còn là 10 năm theo Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 nữa. Đồng thời ngòi trách nhiệm hình sự người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

 

(Nội dung được trích dẫn tại cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – TS. Trần Văn Biên, TS. Đinh Thế Hưng, trang 588 – 590)