Hỏi về vấn đề kết hôn?

Tư vấn pháp luậtDanh mục đơn: Hôn nhân và Gia đìnhHỏi về vấn đề kết hôn?
Hoàng Nhân Hải hỏi 6 năm trước

Chào luật sư, em muốn hỏi 1 chút về luật hôn nhân và gia đình bà nội của em và ông nội của bạn gái em là 2 anh em. Vậy chúng em có được phép kết hôn không ạ?

*


1 Answers
Luật Vĩnh An Nhân viên trả lời 6 năm trước

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Vĩnh An. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý: 
Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Luật sư tư vấn:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp, bà nội của bạn và ông nội của bạn gái bạn là hai anh em. Do đó phạm vi ba đời trong trường hợp của bạn được xác định như sau:
Đời thứ nhất là ông và bà sinh ra bà nội của bạn và ông nội của bạn gái bạn;
Đời thứ hai là Bà nội của bạn và ông nội của bạn gái bạn;
Đời thứ ba là bố bạn và bố bạn gái bạn;
Đời thứ tư là bạn và bạn gái của bạn.
Chính vì vậy, bạn và bạn gái của bạn là đời thứ tư trong phạm vi dòng họ, hai bạn không thuộc điều cấm của luật là kết hôn trong phạm vi ba đời. Hai bạn vẫn có thể tổ chức kết hôn theo quy định nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, khi hai bạn muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Đủ tuổi kết hôn theo quy định. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Việc kết hôn do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định không bị ép buộc, cưỡng ép hay lừa dối.
– Cả hai bên nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn bao gồm những trường hợp cụ thể sau:
+ Kết hôn giả tạo (là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình);
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời.
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật, tức là hai bạn phải đến trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi bạn hoặc bạn trai bạn đang đăng ký hộ khẩu thường trú  hoặc đăng ký tạm trú để đăng ký kết hôn theo quy định. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Thân ái

*


Your Answer